Nav Air Nav Air

Bản sắc Tuyên Quang › Văn hóa Tuyên Quang25/7/2023 8:9

Sắc màu trong trang phục của người Mông đen

ĐNTQ: Người Mông đen tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang vẫn được biết đến với sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống. Thêu dệt thổ cẩm từ xa xưa đã trở thành thước đo cho sự khéo léo, trưởng thành của người phụ nữ vùng cao này.


Người Mông được phân biệt thành nhiều nhóm: Mông đơ (Mông Trắng), Mông đu (Mông đen), Mông lềnh (Mông hoa), Mông dua (Mông xanh)… Sở dĩ người Mông được phân biệt thành các nhóm như vậy là dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ giữa các nhóm Mông.  

Phụ nữ Mông đen ai cũng biết làm trang phục truyền thống. Họ đều tự tay lựa chọn nguyên liệu ở chợ rồi tự tay may, thêu thùa váy áo cho mình. Đối với họ khi làm được một bộ trang phục đẹp đó là sự hãnh diện, niềm tự hào đối với bạn bè cùng trang lứa.

 
Đến thôn Tiên Tốc, xã Bình An, huyện Lâm Bình chúng tôi thấy nhiều phụ nữ dân tộc Mông đang say sưa dạy con, em cách thêu trang phục truyền thống. Từng mũi kim, đường chỉ dưới bàn tay khéo léo của các chị tạo nên những họa tiết, hoa văn độc đáo, đặc sắc, nổi bật giữa nền vải trắng với các sợi chỉ nhiều màu sắc… Chị Tráng Thị Lộ, ở thôn Tiên Tốc, xã Bình An cho biết, đã là phụ nữ Mông thì phải biết thêu thổ cẩm, đó còn như của hồi môn về nhà chồng rồi bố mẹ chồng sẽ nhìn đó để đánh giá sự khéo léo. Con cháu người Mông từ bé đã được các bà, các mẹ hướng dẫn thêu thùa trên thổ cẩm để không mất nghề. Để hoàn thiện được mộ bộ quần áo thổ cầm truyền thống của người Mông đen với đủ hoạ tiết thêu tay sẽ tốn thời gian cả tháng. Vì thế mỗi bộ quần áo thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Mông đen ở Lâm Bình có giá khá cao, giao động từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi bộ.
 
Người Mông đen ở Tuyên Quang không nhiều, tập trung chủ yếu ở thôn Tiên Tốc và thôn Chẩu Quân xã Bình An với trên 80 hộ. Trong đó, ở thôn Tiên Tốc có trên 50 hộ, bà con nơi đây sống quần cư, gắn bó và tạo thành phong tục, nét văn hóa độc đáo riêng.
Màu đen của trang phục kết hợp với những hoa văn đẹp mắt trên nẹp áo, cổ áo, thân áo, váy áo, mũ… may theo hàng lối với hình bông hoa, lá cây, hình xoáy ốc, hình tam giác tạo điểm nhấn đặc biệt khiến cho trang phục của người Mông đen sinh động và ấn tượng.
Phụ nữ Mông đen ở đây ai cũng biết làm trang phục truyền thống. Họ đều tự tay lựa chọn nguyên liệu ở chợ rồi tự tay may, thêu thùa váy áo cho mình. Đối với họ khi làm được một bộ trang phục đẹp đó là sự hãnh diện, niềm tự hào đối với bạn bè cùng trang lứa.
 
Nhằm giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, huyện tăng cường tổ chức chương trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong huyện. Nhằm bảo tồn và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mông, với những làn điệu múa khèn, dệt thổ cẩm, các món ăn truyền thống như: Mèn mén, thắng cố ngựa, thịt treo gác bếp và những hoạt động sinh hoạt thường ngày của người Mông; thu hút nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, tìm hiểu. Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đã từng bước giúp người dân bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho gia đình./.
PV

Tin mới nhất:

Liên kết website
Số lượt truy cập: 6551731 - Đang Online: 4140